HUTVN - Hiện nay, Ung thư vú đang đứng vị trí đầu trong tỉ lệ mắc phải của các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân dẫn đến tử vong do ung thư xếp thứ 2 chỉ sau ung thư phổi. Ung thư vú cũng xuất hiện ở đàn ông nhưng với số lượng phát hiện được ít hơn. Phòng chống ung thư vú một cách chủ động giảm nguy cơ mắc ung thư vú cũng như các loại ung thư khác, Bài viết dưới đây chia sẻ về 9 yếu tô phổ biến gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Bằng việc giảm các yếu tố gia tăng nguy cơ gây ung thư vú, các nhà khoa học hy vọng có thể làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do ung thư này gây ra. Các yếu tố phổ biến làm gia tăng nguy cơ gây ung thư vú bao gồm:
Tuổi tác là yếu tố chính làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Tỉ lệ mắc ung thư tăng cao ở người lớn tuổi.
Phụ nữ với bất kỳ tiền sử nào sau đều có nguy cơ cao mắc ung thư vú:
- Tiền sử từng bị ung thư vú xâm lấn, ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS), ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS).
- Tiền sử có các bệnh liên quan tới khối u ở vú
Phụ nữ với lịch sử gia đình có mắc ung thư vú ở hàng bậc quan hê thứ nhất (mẹ, anh/chị/em, hoặc bố) có tỉ lệ cao mắc ung thư vú
Phụ nữ có đột biến di truyền trên gene BRCA1 và BRCA2 hoặc ở các gene khác có nguy cơ cao gây ra ung thứ vú. Nguy cơ ung thư vú gây ra bởi sự di truyền các genes đột biến này phụ thuộc vào các loại đôt biến gene, lịch sử gia đình của ung thư này và các yếu tố khác.
Có mô tuyến vú đặc trong sau khi chụp nhũ ảnh là một yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ do yếu tố này gây nên phụ thuộc và độ đặc của mô tuyến vú. Phụ nữ với mô tuyến vú đặc hơn mức bình thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
Phụ nữ với mô tuyến vú đặc hơn mức bình thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
Sự tăng độ đặc của vú là một tính trạng di truyền, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ chưa có con, có con đầu long muộn, sử dụng hoóc-môn sau kỳ mãn kinh, hoặc sử dụng đồ uống có còn.
Estrogen là một loại hoóc-môn hình thành trong cơ thể người phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển và duy trì các đặc điểm sinh học của nữ giới. Nồng độ hoóc-môn estrogen nội tiết cao trong thời gian dài ở mô tuyến vú có thể tăng nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt có nồng độ estrogen nội tiết cao nhất.
Nguy cơ phơi nhiễm với estrogen nội sinh tăng cao trong các trường hợp sau:
- Có kinh sớm: Bé gái bắt đầu có kinh ở tuổi 11 hoặc trẻ hơn thường có thời gian mô tuyến vú tiếp xúc với estrogen nội sinh nhiều hơn.
- Mãn kinh muộn: Thời gian có kinh càng lâu, thời gian mô tuyến vú tiếp xúc với estrogen càng nhiều
- Có con đầu lòng muộn hoặc không có con: Vì nồng độ estrogen thường thấp xuông khi mang thai, nên mô tuyến vú sẽ phải tiếp xúc với estrogen lâu hơn ở những phụ nữ có con đầu lòng sau 35 tuổi hoặc không có con.
Ở thời kỳ mãn kinh hoặc ở phụ nư bị cắt bỏ buồng trứng, estrogen nội sinh giảm đi một cách đáng kể. Do đó, liệu pháp hoóc-môn thay thế (Hormone Replacement Therapy – HRT/Hormone Therapy – HT) sử dụng estrogen và progestin được điều chế dưới dạng viên thuốc uống bổ sung và thay thế cho lượng estrogen thiếu hụt này. Liệu pháp HRT/HT này sử dụng đồng thời estrogen và progestin gây ra tăng nguy cơ ung thư vú. Các nghiên cứu cho thấy sự giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ ngừng sử dụng estrogen kết hợp với progestin.
Xạ trị với ngưc để điều trị ung thư làm tăng nguy cơ ung thư vú,. Nguy cơ của ung thư vú phụ thuộc vào liều lượng xạ trị và độ tuổi được điều trị. Nguy cơ ung thư vú cao nhất nếu được điều trị trong thời kỳ dậy thì, khi tuyến vú đang hình thành. Tuy nhiên, xạ trị áp dụng cho một bên vú dường như không tăng nguy cơ ung thư của bên còn lại.
Phụ nữ có đột biến di truyền của gene BRCA1 and BRCA2, tiếp xúc với phóng xạ như chụp X-quang ngực cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt với phụ nữ được chụp trước tuổi 20.
Béo phì cũng tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở những phụ nữ mãn kinh, chưa sử dụng các liệu pháp hoóc-môn thay thế.
Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư vú. Mức độ của nguy cơ tăng cùng lượng cồn tiêu thụ.